Độc đáo ngôi chùa in hình trên tờ tiền 20.000, được coi là ‘bùa hộ mệnh’ của di sản thế giới tại Việt Nam

Được xây từ đầu thế kỷ 17 với kiến trúc độc đáo, ngôi chùa này được coi là di sản văn hóa độc đáo.

Chùa Cầu giống như tên gọi của nó là một ngôi chùa nằm trên chiếc cầu vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn, nối giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú.. Chùa Cầu còn có tên là Lai Kiều Viễn (cầu đón khách phương xa), hay Cầu Nhật Bản, nhưng thường được gọi là Chùa Cầu. Ngày nay, Chùa Cầu trở thành biểu tượng của phố cổ, góp phần làm nên một Hội An xứng tầm Di sản Văn hóa thế giới.

nằm ở phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Chùa có lịch sử đã hơn 400 năm, và vẫn luôn được biết đến là “bùa hộ mệnh” cho đất và người Hội An.

Điện Kiến Trung quá lung linh, dân tình còn mong mỏi chứng kiến hai địa điểm cực nổi tiếng hoàn thành trùng tu

Độc đáo ngôi chùa in hình trên tờ tiền 20.000, được coi là 'bùa hộ mệnh' của di sản thế giới tại Việt Nam
Chùa Cầu là một ngôi chùa nằm trên chiếc cầu vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn ở Hội An. (Ảnh: MIA)

Chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào năm 1990; và hình ảnh Chùa Cầu đã xuất hiện trên tờ tiền polymer 20.000 đồng hiện hành của Việt Nam.

Độc đáo ngôi chùa in hình trên tờ tiền 20.000, được coi là 'bùa hộ mệnh' của di sản thế giới tại Việt Nam - 1

Hình ảnh chùa Cầu trên tờ tiền polymer 20.000 đồng. (Ảnh: MIA)

Chùa Cầu Hội An thờ ai?

Theo Tạp chí Kiến trúc, chùa Cầu Hội An không phải là nơi thờ Phật mà thờ thần hộ mệnh Bắc Đế Trấn Vũ – một vị thần quan trọng trong Đạo giáo, người được người dân tôn kính vì có khả năng bảo vệ họ khỏi các hiểm họa như lũ lụt và bảo vệ đất nước. Người dân đến chùa để cầu xin và mong ước một cuộc sống an lành, may mắn và phồn thịnh.

Độc đáo ngôi chùa in hình trên tờ tiền 20.000, được coi là 'bùa hộ mệnh' của di sản thế giới tại Việt Nam - 2

Chùa Cầu không thờ tượng Phật mà thờ Huyền Thiên Đại Đế (Bắc Đế Trấn Vũ) theo tín ngưỡng Trung Hoa. (Ảnh: Nhịp sống Việt)

Hai đầu cầu Chùa Cầu còn có các bàn thờ linh hầu và thiên cẩu, những linh vật được xem là bảo vệ và trấn yểm chùa. Vào các dịp rằm, lễ, Tết, người dân Hội An thường đến chầu thần Bắc Đế Trấn Vũ để dâng lễ và cầu mong sự bảo hộ.

Độc đáo ngôi chùa in hình trên tờ tiền 20.000, được coi là 'bùa hộ mệnh' của di sản thế giới tại Việt Nam - 3

Tượng thiên cẩu ở đầu cầu phía Đông. (Ảnh: Tạp chí Kiến trúc)

Vào thế kỷ 17, khi đến Hội An, các thương nhân người Nhật Bản đã góp tiền lại để dựng lên một cây cầu tượng trưng cho hình ảnh của một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu để có thể chế ngự nó, giữ cho cuộc sống bình yên.

Namazu là tên gọi của người Nhật, theo quan niệm của người Việt gọi là con Cù, còn người Hoa gọi là Câu Long. Đây là con quái vật mang hình dáng của một con cá trê khổng lồ. Tương truyền, Namazu có đầu nằm ở Nhật, đuôi ở Ấn Độ và phần lưng vắt qua lạch nước ở Chùa Cầu – Hội An, mỗi lần con vật cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này.

Namazu có sức mạnh khủng khiếp mà chỉ có thần sấm sét Kashima mới có thể chế ngự được nó.

Thần Kashima chế ngự Namazu bằng cách ngồi lên lưng nó, ngày đêm kìm hãm con thủy quái. Nhưng đôi thi thần Kashima cũng lơ đãng, khi đó động đất, sóng thần gieo rắc tai ương đến với đất nước mặt trời mọc. Ở Hội An cũng vậy, đôi khi lũ lụt kéo về, nhấn chìm nhà cửa.

Khi sang Hội An làm ăn, người Nhật và người Hoa đã mời thầy cao tay về để xem thế đất nơi đây, quyết định vị trí xây dựng chùa phải nằm trên phần lưng của con cá trê khổng lồ kia nhằm trấn yểm nó. Vì thế, ngôi chùa có lịch sử hơn 400 năm này còn được biết đến là “bùa hộ mệnh” cho đất và người Hội An.

Độc đáo ngôi chùa in hình trên tờ tiền 20.000, được coi là 'bùa hộ mệnh' của di sản thế giới tại Việt Nam - 4

Hình dáng của cây cầu cong cong, cũng là mô phỏng lại hình ảnh cây kiếm của thần Kashima. (Ảnh:MIA)

Kiến trúc hòa trộn khéo léo 3 luồng văn hóa

Chùa Cầu có kích thước dài 18m cùng mái che, với lối thiết kế bằng gỗ, cấu trúc chùa với phần trên là nhà, phần dưới là cầu, phần nền móng sử dụng các loại trụ đá. Xét về tổng thể, kiến trúc của ngôi chùa là sự pha trộn 3 luồng văn hóa của Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc. Bên trên lối vào gian thờ có tấm biển gỗ đề 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều”. Trong Đại Nam nhất thống chí có ghi, vào năm 1719, nhân dịp vào thăm Hội An, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban cho Chùa Cầu ba chữ “Lai Viễn Kiều”, có nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”. Phía trên cửa, dưới tấm biển có hai mắt cửa, một chi tiết kiến trúc đậm nét tín ngưỡng của Hội An.

Độc đáo ngôi chùa in hình trên tờ tiền 20.000, được coi là 'bùa hộ mệnh' của di sản thế giới tại Việt Nam - 5

3 chữ “Lai Kiều Viễn” được chạm nổi. (Ảnh: MIA)

Chùa Cầu được thiết kế đủ 7 gian, 5 gian trong đó mang kết cấu theo kiểu chồng trụ đội (trụ gỗ đứng), 2 gian đầu hồi uốn cong theo hình vỏ cua, mái lợp ngói âm dương. Các chi tiết trang trí đều được chạm trổ tinh xảo. Các bờ nóc, bờ chảy đều uốn lượn rất mềm mại và tự nhiên. Ngoài ra, kiến trúc mái còn được khảm những đồ gốm men lam rất đặc sắc.

Trong văn hoá xứ Phù Tang, số 7 là con số may mắn, tượng trưng cho “7 vị thần may mắn” – những vị thần được miêu tả là đang chèo thuyền chở đầy châu báu và cập bến vào năm mới để chia sẻ sự đủ đầy cho người dân.

Dù qua thời gian mài mòn, nhưng ngôi chùa này vẫn như một chốn thiêng bình lặng ngày đêm che chở cho phố cổ Hội An. Sau khi được tu tạo, hi vọng nhiều năm sau nữa, chùa Cầu vẫn luôn là nơi để du khách thập phương tới thăm thú và chiêm bái để tỏ lòng thành kính.

Theo Bích Câu (Nguoiduatin.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *