Ngày 20/3, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh đã thông tin về tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết trên địa bàn.
Theo đó, trong tuần 11 (từ ngày 11 – 17/3), tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận 107 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 40,8% so với trung bình 4 tuần trước đó.
Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Tổng số ca mắc tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 11 là 1.495 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao là Quận 6 (33 ca), huyện Nhà Bè (31 ca), Quận 8 (27 ca)…
Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận 129 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 10,3% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến nay là 2.067 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao là Quận 1, Quận 7 và quận Tân Phú.
Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, ngành y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày; nên ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.
Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Đối với phòng bệnh sốt xuất huyết, người dân cần triệt nơi sinh sản của muỗi truyền nhiễm sốt xuất huyết như ngăn cản muỗi tiếp xúc nguồn nước bằng cách che, đậy kín vật chứa bằng vật liệu mà muỗi không bay qua được; sử dụng thiên địch của lăng quăng thả các loại cá ăn lăng quăng, bọ nước (mesocyclops)… vào dụng cụ chứa nước; sử dụng hóa chất diệt lăng quăng theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Không để các vật có thể chứa nước bị đọng nước: Lật úp vật chứa, đục lỗ, khơi thông dòng chảy, làm bằng phẳng các nơi bị đọng nước, che chắn để tránh nước mưa; loại bỏ phế liệu, thu gom rác thải có thể trở thành môi trường sống của muỗi.
Thường xuyên vệ sinh, làm sạch vật chứa nước định kỳ không quá 7 ngày 1 lần. Thay đổi hình thức trữ nước sử dụng trực tiếp từ vòi hoặc bồn chứa có nắp đ.ập kín.
Tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
Thông tin từ Sở Y tế ngày 27/2, đơn vị vừa nhận được báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về một trường hợp bệnh nhân ngụ tại tỉnh nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, hiện đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ.
Hiện tại bệnh nhân vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đây là trường hợp nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại tỉnh Cà Mau, vì thế Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh này.
Giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ bằng cách hạn chế tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc đã mắc bệnh, hoặc với động vật có thể bị nhiễm bệnh. (ảnh: Internet)
Cụ thể, theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh nhân tên C.V.B, làm nghề lao động tự do, địa chỉ tại xã Định Bình, TP Cà Mau. Vào ngày 19/2 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau rát vùng quy đầu d.ương v.ật và xuất hiện vài mụn mủ nên đi khám, điều trị tại một phòng khám đa khoa tư nhân, được cho thuốc uống 3 ngày nhưng tình trạng không giảm. Sau đó xuất hiện những mụn mủ, bóng mủ đa kích thước, số lượng nhiều, rải rác ở mặt, cổ, cánh tay, bàn tay, bàn chân, cẳng chân, bìu. Bệnh nhân được hướng dẫn đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, tại đây bác sĩ khoa Da liễu thăm khám, hướng dẫn bệnh nhân lên Bệnh viện Da liễu Cần Thơ. Sau khi đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ thì được chẩn đoán nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ.
Về dịch tễ, gia đình bệnh nhân B có 5 người, cha mẹ đi nước ngoài mới về khoảng 3 ngày và 2 người em hiện đang sinh sống ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh.
Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp các đơn vị có liên quan triển khai truy vết và giám sát người tiếp xúc gần; khử khuẩn và xử lý môi trường ổ dịch khu vực nhà ở của người bệnh tại xã Định Bình, TP Cà Mau và gia đình ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh; hướng dẫn cách xử lý đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của người bệnh. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và cộng đồng chung quanh trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP HCM và sẽ có hướng xử lý tiếp theo.
Trong tình hình bệnh đậu mùa khỉ đang diễn biến phức tạp trong nước, người dân cần trang bị kiến thức để chủ động phòng, tránh. (ảnh minh họa: Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân, tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau).
Với trường hợp nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện tại tỉnh, Giám đốc Sở Y tế đã đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường công tác phối hợp truyền thông phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ tại cộng đồng bằng nhiều hình thức.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên địa bàn; thường xuyên, chủ động theo dõi, đ.ánh giá tình hình bệnh, trong trường hợp cần thiết, khẩn trương tham mưu Sở Y tế triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
Tiến hành tổ chức tập huấn về công tác giám sát, xử lý ổ dịch bệnh đậu mùa khỉ cho các Trung tâm y tế huyện, thành phố, Trạm y tế xã, phường, thị trấn. Phối hợp chặt chẽ với hệ điều trị trong công tác phòng, chống dịch bệnh, điều tra dịch tễ và tiếp nhận vận chuyển mẫu xét nghiệm kịp thời. Đảm bảo hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch.
Các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân tổ chức tốt việc khám, phát hiện, tư vấn, điều trị, thông báo cho hệ dự phòng kịp thời phối hợp thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị bệnh đậu mùa khỉ, tổ chức công tác khám bệnh, chữa bệnh, hội chẩn, chuyển tuyến đúng theo quy định Bộ Y tế; hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng nặng.
Về cách phòng lây nhiễm, ông Nguyễn Quan Phú, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, khuyến cáo người dân các biện pháp: Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt b.ắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc khăn giấy dùng một lần, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ t.ình d.ục. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Nơi mua:mua tai nghe trợ thính tại Nam Định chất lượng
Chia sẻ địa chỉ: mua tai nghe trợ thính tại Long An cao cấp
Bạn đang tìm: mua tai nghe trợ thính tại Lâm Đồng chính hãng