Bác sĩ cảnh báo viêm thanh quản cấp ở trẻ

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra viêm thanh quản là virus (cúm, APC…), vi khuẩn và trực khuẩn bạch hầu.

Đưa con trai 3 t.uổi tới bệnh viện thăm khám sau khi bé ốm mãi không khỏi, chị Mai Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết con mình bị ốm khi Hà Nội trở lạnh. Ban đầu, cháu bị sốt nhẹ, chị nghĩ con bị cảm cúm thông thường khi thay đổi thời tiết nên tự điều trị tại nhà.

bac si canh bao viem thanh quan cap o tre c67 7103998

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra viêm thanh quản là virus (cúm, APC…), vi khuẩn và trực khuẩn bạch hầu.

Tuy nhiên, sau nhiều ngày điều trị nhưng tình trạng sốt không khỏi, thậm chí bé còn bị khàn tiếng và xuất hiện thở rít, khó thở khiến chị tá hỏa phải đưa con đến gặp bác sĩ. Kết quả cháu bị viêm thanh quản cấp cần được điều trị ngay.

Chia sẻ về viêm thanh quản cấp ở trẻ, BSCKI Hà Tố Như hiện công tác tại Bệnh viện An Việt cho biết đây là bệnh lý tai mũi họng rất thường gặp. Đặc biệt ở thời điểm hiện tại khi thời tiết thất thường, các đợt không khí lạnh mạnh tràn về thì tỷ lệ trẻ nhập viện vì bệnh lý này tăng cao.

Theo bác sĩ Hà Tố Như, viêm thanh quản là tình trạng viêm niêm mạc ở thanh quản, bệnh có thể tiến triển dạng cấp tính hay mạn tính.

Dựa trên các đặc điểm được chia làm 4 loại: Viêm thanh quản thanh môn, viêm thanh quản co thắt, viêm thanh thiệt và viêm thanh quản bạch cầu.

Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản là virus (cúm, APC…), vi khuẩn và trực khuẩn bạch hầu.

Các yếu tố thuận lợi cho viêm thanh quản phát triển là trẻ bị viêm đường hô hấp mắc các bệnh viêm mũi xoang, viêm phổi, viêm amidan, trẻ bị trào ngược họng thanh quản, sống trong môi trường có nhiều khói t.huốc l.á, thuốc lào, khí hậu ẩm ướt, thời tiết thay đổi thất thường…

Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà mức độ biểu hiện viêm thanh quản của con có thể khác nhau. Một số biểu hiện viêm thanh quản chính ở trẻ cha mẹ nên chú ý là: khàn tiếng, thở rít, sốt, khó thở…

Bác sĩ Hà Tố Như cho biết trẻ bị viêm thanh quản mức độ nặng thường xuất hiện các triệu chứng như thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, kích thích, vật vã, tím tái. Tình trạng lúc này trẻ đã bị tắc nghẽn hô hấp, rất nguy hiểm và cần được nhập viện điều trị.

Tùy vào tình trạng, mức độ nặng nhẹ của trẻ thì các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Để phòng tránh bệnh lý viêm thanh quản, cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho con khi thời tiết chuyển mùa, tránh để con tiếp xúc với khói t.huốc l.á hay với những người đang mắc các bệnh hô hấp.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần tăng cường dinh dưỡng đảm bảo để tăng sức đề kháng cho trẻ và cần chú ý khi trẻ bị các bệnh viêm mũi họng để điều trị sớm nhất.

Đắk Lắk kịp thời khống chế bệnh thủy đậu

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, do kịp thời khoanh vùng và xử lý nên đến nay hai ổ dịch thủy đậu tại huyện Ea Kar và TP. Buôn Ma Thuột đã được khống chế, không có trường hợp biến chứng nặng và không có trường hợp mắc mới .

Trong gần hai tháng đầu năm, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 60 trường hợp mắc bệnh thủy đậu, rải rác tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, tập trung chủ yếu ở huyện Ea Kar (28 trường hợp) và TP. Buôn Ma Thuột (22 trường hợp).

Trước tình trạng này, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã chủ động giám sát, nắm bắt tình hình, diễn biến của bệnh và chỉ đạo, hướng dẫn xử lý các ổ dịch để khống chế không để bùng phát. Nhờ vậy, đến nay, toàn tỉnh cơ bản bệnh thủy đậu đã được kiểm soát, hạn chế phát sinh ca nhiễm mới.

Tại TP. Buôn Ma Thuột, ngay sau khi phát hiện số ca bệnh thủy đậu tại xã Cư Ê bua, Trung tâm y tế thành phố đã đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống bệnh thủy đậu, nhằm kiểm soát, không để bệnh lây lan rộng.

Bác sĩ Võ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm y tế TP. Buôn Ma Thuột cho biết, các bệnh nhi phát bệnh với triệu chứng sốt nhẹ, xuất hiện các mụn nước trên mặt và ngực, sau đó lan sang vùng bụng và tay chân.

dak lak kip thoi khong che benh thuy dau f50 7100757

Ngành y tế tỉnh Đắk Lắk hướng dẫn cách phòng tránh thủy đậu tại cơ sở trường học.

“Chúng tôi đã huy động lực lượng y tế tiến hành khoanh vùng xử lý ổ dịch tại xã Cư Ê bua theo đúng quy định; tiến hành tổng vệ sinh trường lớp, lau dọn bàn ghế, đồ chơi, đồ dùng học tập trong các trường học. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh biện pháp chăm sóc, điều trị các ca đã mắc bệnh, nhất là triển khai các biện pháp ngăn ngừa không để ổ dịch lây lan ra trong trường học và cộng đồng. Nhờ vậy, đến nay TP. Buôn Ma Thuột cơ bản đã kiểm soát được bệnh thủy đậu và trong nhiều ngày qua không có ca mắc mới”, bác sĩ Hùng nói.

Cần chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ, phỏng rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên. Bệnh xảy ra ở mọi lứa t.uổi, nhưng t.rẻ e.m là đối tượng dễ mắc nhất.

Bệnh thủy đậu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Dấu hiệu thường gặp của bệnh là: sốt, mệt mỏi, đau đầu, các nốt đỏ xuất hiện rải rác trên da, gây ngứa, tiến triển nhanh thành bọng nước. Nếu bị n.hiễm t.rùng, bọng nước sẽ to, có mủ, lâu khỏi và có thể tạo thành sẹo. Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, để được khám và tư vấn, điều trị kịp thời.

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, thủy đậu là bệnh cấp tính do vi rút Varicella Zoter gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Bệnh xảy ra ở mọi lứa t.uổi, t.rẻ e.m mắc nhiều hơn người lớn.

Thời gian ủ bệnh từ 10 – 14 ngày, người mắc bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 – 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên.

Bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày và bệnh nhân sẽ tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như: N.hiễm t.rùng da, n.hiễm t.rùng huyết, viêm não… gây nguy hiểm đến sức khỏe. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi như đầu nhỏ, bại não, chân tay khoèo, sẹo bẩm sinh…

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk lưu ý, người dân cần thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo của Bộ Y tế sau đây:

Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu, cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh, để tránh lây lan cho những người xung quanh.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *