Gần đây, tôi thường nghe nhiều cảnh báo về bệnh sốt mò nhưng không hiểu cụ thể chúng là gì? Xin nhờ bác sĩ giải đáp.
Gần đây, tôi thường nghe nhiều cảnh báo về bệnh sốt mò nhưng không hiểu cụ thể thể chúng là gì? Xin nhờ bác sĩ giải đáp.
PGS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
Sốt mò là bệnh khá phổ biến trong thời gian gần đây ở một số nước nhiệt đới. Tại Việt Nam, con mò hay sinh sống là những vùng nông thôn hay trung du, miền núi – nơi có cây cối rậm rạp, bụi cây. Con mò sẽ đốt và truyền tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi vào cơ thể người.
Chúng gây bệnh cảnh n.hiễm t.rùng huyết. Sốt mò giống các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết khác nên bác sĩ thường chẩn đoán nhầm nếu không để ý đến vết loét ngoài da do con mò đốt.
Đặc điểm của con mò thường hay cắn ở vùng kín, da mỏng và có nếp gấp như bẹn, nách, bìu, sau tai, quanh h.ậu m.ôn… Đầu tiên, người bệnh thường tổn thương như nốt phỏng đường kính 0,5-1 cm, không đau, không ngứa nên chưa chú ý đến.
Sau một vài ngày, nốt phỏng thường tự vỡ ra, đóng một vảy đen hơi lõm xuống mặt da và xung quanh có gờ đỏ, kèm theo tổn thương nổi hạch, phát ban. Một số bệnh nhân sẽ dẫn đến nặng, có biểu hiện suy hô hấp, bệnh cảnh giống nhiễm khuẩn huyết.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên những biến chứng cấp tính như suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm cơ tim, viêm màng não, sốc giảm thể tích và t.ử v.ong.
Cách ban sởi lây lan trên cơ thể
Vào những tháng đầu năm, thời tiết nắng, độ ẩm cao thuận lợi cho virus sởi phát tán khiến trẻ mắc bệnh nhiều, dễ bùng phát thành dịch.
Trẻ phát ban khi mắc virus sởi. Ảnh: Shutterstock.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, thường xuất hiện vào mùa đông – xuân. Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mùi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi ho hoặc hắt hơi, nói chuyện…
Trẻ bị sởi sẽ có những triệu chứng như sốt, chảy nước mắt, ho khan, khàn tiếng, có từng đốm đỏ nhân trắng (hạt Koplik) trong miệng. Ngoài ra, trẻ còn viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt khi mắc sởi.
Ban sởi sẽ mọc vào ngày thứ 4-6 khi trẻ mắc bệnh. Ở ngày đầu tiên sau khi phát ban, trẻ bị mọc nốt đỏ từ đầu, mặt, cổ. Đến ngày thứ 2 khi phát ban, nó xuất hiện ở ngực, lưng và cánh tay của trẻ. Đến ngày thứ 3 ban sẽ mọc ở bụng, mông, đùi, chân. Khi ban mọc tới chân, trẻ hết sốt và ban bắt đầu bay.
ThS Đỗ Thị Thúy Hậu, Điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, cho hay tất cả trẻ mắc sởi nên đi khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ đ.ánh giá mức độ bệnh và bổ sung Vitamin A theo độ t.uổi.
Nếu trẻ đủ điều kiện chăm sóc tại nhà, phụ huynh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành. Đồng thời cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt 38,5 độ C theo chỉ định của bác sĩ, vệ sinh thân thể trẻ hàng ngày.
Những trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú bình thường, kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý. Phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nấu chín kỹ và chia thành nhiều bữa.
Người chăm sóc trẻ bị sởi cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm ở nơi kín gió, tránh để lạnh, không tắm lâu, không chà xát mạnh.
Khi trẻ bị sởi có những biểu hiện như sốt cao liên tục từ 39-40 độ C, khó thở hoặc thở nhanh, quấy khóc, vật vã, rồi loạn ý thức, phát ban toàn thân mà vẫn sốt thì phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Để phòng bệnh, ThS Thúy Hậu khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng vaccine sới đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, ba mẹ cần vệ sinh mắt, mũi, miệng và tắm hàng ngày, cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả ép.
Nên chế biến khẩu phần của trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu protein và vitamin A.
Nếu phát hiện trẻ nghi ngờ mắc sở, phải cho cách ly và đưa đến cơ sở y tế, trong thời điểm bùng phát dịch cần hạn chế cho trẻ đến nơi đông người.