GĐXH – Với những người mắc bệnh dạ dày, người bị cao huyết áp, người bị dị dứng… cần cảnh giác khi ăn dâu tây.
Loại quả nên ăn trong ngày lạnh để tăng cường chức năng gan và kiểm soát đường huyết cho cả gia đình
GĐXH – Nhiều người thường nghĩ rằng quả su su không thực sự tốt với tất cả mọi người vì chúng có mủ rất độc. Tuy nhiên, không phải vậy, nhựa của nó là một thành phần quả bình thường, cũng giống như nhựa của quả dưa chuột vậy.
Dâu tây hiện là loại quả mọng phổ biến nhất trên thế giới, thời gian gần đây dâu tây được trồng và bán nhiều ở Việt Nam. Với dâu tây, bạn có thể ăn trực tiếp, làm bánh, trang trí món ăn hay làm detox dâu tây thanh lọc cơ thể.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 100g dâu tây tươi chứa khoảng 32calo, không chứa chất béo và chứa khoảng 3g chất xơ. Dâu tây có hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ và dồi dào chất chống oxy hóa và polyphenol.
Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, dâu tây chứa nhiều vitamin C chống lão hóa hơn cả cam và bưởi. Ngoài ra, dâu tây còn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cholesterol, giúp giảm cân giữ dáng và tốt cho sức khỏe tiền sinh sản…
Ảnh minh họa
Ăn dâu tây bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày nên ăn một khẩu phần dâu tây là một cốc cắt lát hoặc 8 quả. Nếu muốn, bạn có thể ăn nhiều hơn nhưng không quá 4 khẩu phần.
Việc ăn dâu tây nguyên quả và cắt lát hoặc xay nhuyễn chúng sẽ làm ảnh hưởng tới các chất dinh dưỡng có trong dâu tây. Khi nước ép được chiết xuất, chất xơ đã được đưa ra ngoài và điều đó có tác dụng khác. Nếu không có chất xơ, nước ép dâu tây thực sự có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn thay vì ổn định chúng.
7 công dụng tuyệt vời khi bạn ăn dâu tây đúng cách
Tốt cho tim mạch
Anthocyanins – thành phần làm cho dâu tây có màu đỏ đẹp mắt, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn dâu tây có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Đồng thời cũng cải thiện cholesterol HDL, huyết áp và chức năng tiểu cầu trong máu.
Ngoài ra, các dưỡng chất trong dâu tây cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng chống oxy hóa máu, cải thiện chức năng mạch máu, giảm viêm… Tất cả những điều này đều có lợi cho hệ tim mạch.
Tốt cho người bị tiểu đường
Một trong những tác dụng của quả dâu là có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu. Bởi vì nó có chỉ số đường huyết tương đối thấp (40). Vì vậy, ăn dâu tây sẽ an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
Bên cạnh đó, dâu tây có lượng carbs thấp và hầu hết tinh bột đều là đường đơn (glucose, fructose và sucrose và một ít chất xơ). Vì vậy, loại quả mọng này có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa đường glucose, từ đó ngăn chặn quá trình tăng đột biến insulin – một hiện tượng thường xảy ra sau khi cơ thể nạp carbs. Ngoài ra, lượng nước dồi dào trong dâu tây cũng có tác dụng ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tốt cho người bị cao huyết áp
Trong một chén dâu tây chứa 134mg kali. Kali có thể giúp điều hòa huyết áp, thậm chí còn hỗ trợ việc hạ thấp huyết áp bằng cách hoạt động như một vật đệm để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ natri. Những tác động của dâu tây trong việc làm giảm mức cholesterol LDL có hại, phòng chống viêm và cao huyết áp đã giúp chúng nằm vào danh sách những loại trái có ích cho tim mà con người nên ăn.
Ảnh minh họa
Tốt cho đường ruột
Dâu tây có một nguồn chất xơ tuyệt vời. Lượng chất xơ dồi dào có thể giữ cho đường ruột khỏe mạnh bằng cách cung cấp các vi khuẩn có lợi. Thường xuyên bổ sung dâu tây sẽ giúp bạn tránh bị táo bón và ung thư ruột kết.
Tốt cho não bộ
Một nghiên cứu năm 2012 từ tạp chí Annals of Neurology cho thấy thường xuyên ăn dâu tây có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi. Sở dĩ dâu tây có tác dụng như vậy là vì hàm lượng flavonoid (chất chống viêm có trong thực vật) cao.
Làm đẹp da
Khả năng của vitamin C trong dâu tây còn thể hiện ở vai trò thiết yếu của chúng trong việc sản sinh ra collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi và co giãn của da. Lượng collagen sẽ mất dần đi khi chúng ta có tuổi, do vậy, tiêu thụ những thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp làn da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.
Kháng viêm hiệu quả
Các chất chống oxy hóa và những chất hóa học từ thực vật được tìm thấy trong dâu tây có thể làm giảm chứng viêm tại các khớp, vốn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp và còn dẫn tới bệnh tim. Một kết quả nghiên cứu do trường Y tế cộng đồng Harvard, Mỹ, thực hiện cho thấy ở những phụ nữ ăn từ 16 trái dâu tây mỗi ngày trở lên trong tuần, mức protein C-reactive (CRP – một loại protein được tìm thấy trong máu, biểu thị tình trạng viêm trong cơ thể) sẽ giảm được khoảng 14%.
3 nhóm người cần cảnh giác khi ăn dâu tây
Ảnh minh họa
Người mắc bệnh dạ dày
Những hạt nhỏ trong loại trái này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Tình trạng này sẽ càng trở nên nguy hại hơn đối với những người thường xuyên bị các vấn đề về dạ dày. Bên cạnh đó, tính axit của dâu tây cũng có thể gây đau dạ dày.
Người bị cao huyết áp
Với những người bị cao huyết áp, cần tránh ăn dâu tây vì nó không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt với người thường xuyên phải uống thuốc có chứa các hóa chất ở mức cao. Trong trường hợp này, dâu tây sẽ tương tác với thuốc, gây cản trở chức năng thận.
Người bị dị ứng
Các thành phần chứa trong dâu tây có thể gây dị ứng mạnh mẽ, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bị dị ứng. Thông thường tình trạng dị ứng hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, hiếm khi xảy ra ở người lớn. Nguyên nhân là do một loại protein có nhiệm vụ tạo nên sắc đỏ của dâu tây tương phản với hệ miễn dịch, gây nên các triệu chứng dị ứng, như da bị mẩn đỏ và ngứa.
Bất ngờ phần này của thịt lợn kén người ăn nhưng có công dụng chữa bệnh cực tốt
GĐXH – Hầu hết ai cũng có thể ăn được đuôi lợn, nhưng với người cao huyết áp, tim mạch, béo phì… thì ăn càng ít càng tốt.
Loại rau mùa xuân mọc dại đầy vườn, giúp trị cảm lạnh và cao huyết áp cực hiệu quả
GĐXH – Rau khúc không được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng, nhưng lại là một loại cây dược liệu mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người.
Bỏ ăn sáng, cơ thể bạn sẽ thay đổi ra sao?
GĐXH – Bỏ bữa sáng có thể là làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.