Một loài rau dân dã, quen thuộc chứa rất nhiều dưỡng chất, và nguồn vitamin dồi dào. Nhưng không phải ai cũng biết ăn đúng cách để chống ung thư, bảo vệ gan…
Những lợi ích không ngờ của rau lang đối với sức khỏe
Có một món rau dân dã, giá rẻ rất tốt cho sức khỏe được bán đầy ở chợ, nhưng không phải ai cũng biết được lợi ích “vàng’ của nó. Loại rau nhắc đến ở đây là rau lang, nó chứa rất nhiều dưỡng chất, nguồn vitamin dồi dào… Đặc biệt, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong rau khoai lang rất được quan tâm nhờ tác dụng chống ôxy hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết và rối loạn mỡ m.áu…
Trong 100g rau lang chứa các chất dinh dưỡng điển hình như 22kcal năng lượng, 11mg vitamin C, 900mg vitamin BB; các loại khoáng chất như 48mg canxi, 54mg phốt pho, 2,7mg sắt.
Phòng ung thư: Rau lang có đặc tính chống oxy hóa nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin…. Nghiên cứu ghi nhận, vận động viên dùng 200g rau lang mỗi ngày trong 1-2 tuần giảm quá trình oxy hóa lipid, tăng glutathione trong m.áu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương. Đặc biệt trong nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ rau lang có tác dụng chống ung thư mạnh với các loại tế bào ung thư ruột kết, vú, t.iền liệt tuyến, đại trực tràng và phổi. Các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kỳ tế bào, cảm ứng gây c.hết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. IbACP tách chiết từ rau lang có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy.
Giảm đường huyết: Nếu bạn ăn rau lang thường xuyên, đường huyết sẽ hạ đến mức nhất định (nhưng chú ý là củ khoai lang thì lại không có tác dụng này). Những cây rau lang non màu đỏ chứa một dưỡng chất có dược lý tương tự insulin. Do đó người mắc bệnh tiểu đường có thể cân nhắc sử dụng lá rau non để giảm thấp lượng đường huyết.
Phòng bệnh táo bón hiệu quả: Không chỉ có củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau khoai lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón.
Thanh lọc cơ thể: Cũng như công dụng phổ biến của họ nhà rau là thanh lọc làm sạch cơ thể, rau lang với lượng diệp lục khá cao giúp cho m.áu được thanh lọc. Các loại độc tố không may hấp thụ cũng được đào thải ra nhờ công dụng này của rau lang. Với tính mát vị ngọt, rau lang có thể làm món ăn cho những ngày nóng hay cơ thể đang bốc hỏa.
Giảm cân hiệu quả: Đối với người thừa cân, béo phì hoặc đang trong chế độ ăn giảm cân thì thử ăn rau lang trước bữa ăn để giúp dạ dày được làm đầy tạo cảm giác no lâu và ít thèm tinh bột. Dần dần cơ thể sẽ được cân bằng lại và cân nặng cũng được cải thiện tích cực hơn.
Rau lang là loại rau dân dã nhưng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, không phải ai cũng biết.
Những lưu ý khi ăn rau lang để tốt cho sức khỏe
– Không nên ăn quá nhiều: Rau lang tuy tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể ăn và cũng không nên lạm dụng loại rau này. Cụ thể, trong rau lang chứa các thành phần nếu ăn vào khi đói có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, hàm lượng canxi trong rau lang là tương đối lớn, nếu ăn nhiều, thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận. Vì vậy, khi ăn rau lang nên kết hợp với các thực phẩm khác để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn.
– Không nên ăn rau lang sống: Rau lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên ăn rau lang sống dễ gây ra táo bón, nên luộc hoặc xào chín trước khi ăn.
– Không ăn rau lang khi đói: Trong rau lang có chứa các thành phần nếu ăn vào khi đói có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Rau lang xào thịt bò rất booe dưỡng cho sức khỏe.
Mặc dù rau lang tuy tốt nhưng không phải lúc nào ăn cũng mang lại lợi ích “vàng” cho sức khỏe. Do đó bạn không nên lạm dụng loại rau này. Nên ăn rau khoai lang xen kẽ với các loại rau khác. Tốt nhất là nên ăn kèm với những thực phẩm có chứa đạm động vật, thực vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất.
Lưu ý khi luộc rau khoai lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.
Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Đông trùng hạ thảo từ lâu được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, vậy uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Từ lâu đông trùng hạ thảo được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Vậy, uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo còn có tên gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng. Tên khoa học của loài này là Cordyceps sinensis (Berk) Sacc. Chúng thuộc họ Nang khuẩn Ascomycetes họ Nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.
Tên đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ. Sách cổ coi đông trùng hạ thảo bổ ngang nhân sâm.
Đông trùng hạ thảo của Trung Quốc (Cordyceps) là giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con con vật làm nó c.hết.
Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền với đầu sâu, đào lấy tất cả xác sâu và nấm để dùng.
Đông trùng hạ thảo rất tốt cho sức khỏe.
Tại Trung Quốc, đông trùng hạ thảo thường gặp ở những rừng ẩm ướt các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Khang, Tây Tạng, nhiều ở Tứ Xuyên và tốt nhất ở Tây Tạng.
Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Bài viết của ThS.BS. Phạm Đức Thắng, BS. Đỗ Thị Ly – Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, theo y học cổ truyền, dược liệu đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ôn, quy vào hai kinh phế và thận, tác dụng ích phế thận, bổ tinh tủy, chữa thần kinh suy nhược, ho kéo dài, lưng gối đau mỏi, liệt dương, di tinh.
Đây là loại dược liệu quý được sử dụng từ lâu đời với nhiều công dụng đặc biệt. Nhiều nghiên cứu chứng minh loại dược liệu này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp điều hòa miễn dịch, chống lão hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, cải thiện chức năng hô hấp, tăng cường chức năng thận, chống loãng xương, điều trị rối loạn đường huyết, rối loạn mỡ m.áu.
Một số bài thuốc có đông trùng hạ thảo
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ThS.BS Nguyễn Quang Dương – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giới thiệu một số món ăn, bài thuốc, trà thuốc… có trùng thảo, bổ dưỡng:
Bài 1: Đông trùng hạ thảo 5g, khoản đông hoa 6g, tang bạch bì 8g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Chữa bệnh suy nhược của người già yếu, viêm phế quản mạn tính.
Bài 2: Đông trùng hạ thảo 5g, tục đoạn 10g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g, ngưu tất bắc 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Dùng tốt cho người đau mỏi thắt lưng, k.inh n.guyệt kéo dài, nhạt màu, ra ít, đầu váng mắt hoa.
Bài 3: Thục địa 10g, liên tu 10g, đông trùng hạ thảo 10g, câu kỷ tử 10g, sơn thù 10g, hoài sơn 12g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Chữa liệt dương, di tinh.
Món ăn, trà thuốc, rượu thuốc có đông trùng hạ thảo
– Thịt gà hầm đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 10g, thịt gà ác 200g hầm nhừ, thêm gia vị. Chia ăn 1-2 lần trong ngày.
Công dụng: Dùng tốt cho người bị thiếu m.áu, liệt dương, di tinh.
– Trà đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 10 cọng cho vào ấm trà, đổ nước sôi trong 10 phút. Uống trà hàng ngày.
Công dụng: Mát phổi, ích khí tráng dương dùng cho người liệt dương, di tinh.
– Rượu đông trùng hạ thảo: Đông trùng 100g, kỷ tử 50g, ngâm với 7 lít rượu 40o sau 10 ngày có thể dùng được. Ngày 1 lần buổi tối 30ml.
Công dụng: Chữa chứng đau lưng, mỏi gối…
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?”. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.