Đầy hơi chướng bụng là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, mang lại nhiều phiền phức cho người mắc phải.
Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kèm theo biểu hiện bất thường khác cần đi khám và điều trị sớm…
1. Các thuốc trị đầy hơi chướng bụng
Đầy hơi chướng bụng do rất nhiều nguyên nhân với các biểu hiện bụng ậm ạch khó chịu, ợ hơi nhiều lần, bụng căng tức. Một trong những nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng là do thừa acid dạ dày. Do đó, có thể dùng một trong các thuốc sau:
– Thuốc kháng acid dạ dày : Gồm các thuốc magnesium hydroxide, calcium carbonate… được chỉ định cho bệnh nhân bị chứng khó tiêu, đầy hơi chướng bụng do thừa acid dịch vị, hỗ trợ chống đầy hơi trong dạ dày. Thuốc có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày, từ đó giúp giảm đau, giảm cảm giác khó tiêu, đầy hơi chướng bụng và thoải mái hơn.
– Nhóm thuốc đối kháng thụ thể H2: Các thuốc trong nhóm này như như ranitidin, famotidin, cimetidin, nizatidin… có tác dụng tiết chế lượng acid được tiết ra từ dạ dày; thường được chỉ định trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ.
Đầy hơi chướng bụng khiến bệnh nhân luôn khó chịu…
– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày, từ đó giúp giảm khó tiêu, đầy hơi chướng bụng. Một số thuốc điển hình trong nhóm này như như như omeprazole, lansoprazole…
– Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Có thể kể đến như metoclopramid, domperidon cisaprid… có tác dụng điều hòa nhu động ruột, giảm chướng bụng, khó tiêu nhờ cơ chế giữ ổn định tốc độ co bóp của dạ dày, giúp hệ tiêu hóa duy trì khả năng hoạt động ổn định.
– Thuốc làm xẹp bóng khí: Được dùng phổ biến như simethicone, có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của các bóng hơi trong niêm mạc ống tiêu hóa, giúp làm xẹp các bóng khí, giúp cho sự tống hơi trong ống tiêu hóa và giảm sình bụng.
Simethicone được chỉ định với trường hợp bị tích tụ hơi ở đường tiêu hóa gây ép và đầy hơi ở vùng thượng vị, chướng bụng tạm thời do chế độ ăn, chướng bụng sau phẫu thuật…
2. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị đầy hơi chướng bụng
Thuốc trị chứng đầy hơi chướng bụng chỉ nên sử dụng sau khi được bác sĩ kê đơn. Không nên lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng liều lượng cũng như thời gian đã được hướng dẫn.
Cũng như bất kỳ các loại thuốc khác, thuốc điều trị đầy hơi chướng bụng cũng có những tác dụng không mong muốn. Do đó trong quá trình dùng thuốc, nếu xảy ra những vấn đề sức khỏe bất thường, cần thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn hướng xử trí.
Không sử dụng cà phê, t.huốc l.á, các loại đồ uống có gas… trong thời gian dùng thuốc vì nguy cơ các chất này làm giảm tác dụng của thuốc.
Nên uống thuốc sau ăn khoảng 1 giờ để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất và tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Thuốc chỉ nên sử dụng từ 5 – 7 ngày. Sau thời gian đó mà bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm cần tái khám để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp hơn.
Không lạm dụng thuốc trị đầy hơi chướng bụng vì nguy cơ tác dụng phụ.
3. Giải pháp phòng ngừa đầy hơi chướng bụng
Để tránh đầy hơi chướng bụng, cần thực hiện thường xuyên một số giải pháp cơ bản:
– Chế độ ăn: Hạn chế sử dụng một số loại thức ăn gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa như các loại thức ăn cứng, đồ ăn cay, nóng, dễ gây sình hơi…
– Ăn chậm nhai kỹ.
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, t.huốc l.á, cà phê; không sử dụng đồ uống có gas, nước ngọt…
– Tránh stress kéo dài, cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, không làm việc quá khuya. Tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời để giúp tinh thần luôn thoải mái.
– Ngủ đủ giấc cũng giúp hạn chế tình trạng tăng tiết acid dạ dày…
Những biến chứng của viêm họng cấp tính mùa lạnh
Viêm họng cấp hay gặp vào mùa lạnh, nếu không được điều trị sớm có thể biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, cần phát hiện sớm và điều trị đúng để tránh biến chứng.
Bệnh viêm họng là tình trạng mà cổ họng và hầu bị viêm do vi khuẩn hoặc virus gây ra, khiến cho cổ họng đau rát, khó chịu. Viêm họng dạng cấp tính có thời gian bộc phát nhanh chỉ trong khoảng thời gian ngắn trong năm, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc lạnh giá.
Viêm họng cấp là bệnh rất phổ biến và hầu như ai cũng đã từng mắc phải, thậm chí có người bệnh đã trở thành mạn tính, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Bệnh được thể hiện dưới 3 cấp độ: viêm họng đỏ, viêm họng có giả mạc, viêm họng loét. Tùy vào từng dạng mà bệnh sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Người bệnh cần chú ý quan sát theo dõi các triệu chứng để từ đó kịp thời phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.
Viêm họng dạng cấp tính có thời gian bộc phát nhanh
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp
Viêm họng cấp xuất hiện ở người viêm amidan, viêm họng VA… do vi khuẩn liên cầu, phế cầu hoặc một số loại vi khuẩn khác khu trú sẵn trong họng. Virus cảm cúm, sởi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng cấp. Bệnh thường xuất hiện sau khi tắm ở nơi có gió lùa, tắm không lau khô người mà mặc quần áo ngay.
Viêm họng còn do nguyên nhân từ vi khuẩn trong đó hay gặp liên cầu khuẩn (streptococcus). Liên cầu nhóm A là nhóm vi khuẩn thường gặp nhất, chúng thường gây viêm amidan mủ, sốt cao, hạch sưng to. Có thể có các biến chứng như: thấp tim, gây ra các bệnh về van tim do thấp về sau này.
Viêm họng còn do vi khuẩn bạch hầu, là nhóm vi khuẩn phổ biến nhất trong quá khứ, gây viêm họng rất nguy hiểm vì có thể tạo ra các giả mạc trắng làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp của trẻ. Trong một thời gian dài bệnh bạch hầu đã bị đẩy lùi nhưng gần đây có xu hướng tăng lên khi trẻ không được tiêm phòng vaccine đầy đủ.
Ngoài ra, các nhóm vi khuẩn ít gặp khác Chlammydia, lậu cầu, …cũng gây ra viêm họng cấp. Viêm họng do các tác nhân hóa học (hút thuốc, rượu bia,…), ô nhiễm không khí, khói bụi, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản.
Viêm họng còn do nguyên nhân từ vi khuẩn trong đó hay gặp liên cầu khuẩn (streptococcus
Biểu hiện viêm họng cấp và hệ lụy
Bệnh viêm họng cấp thường xuất hiện bất ngờ với biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ C, rát buốt, đau họng khi nuốt. Đầu tiên là cảm giác khô nóng họng sau đó là hiện tượng đau rát tăng dần khi nuốt, nói hoặc ho.
Bệnh nhân có thể bị tắc mũi, chảy nước mũi, khàn giọng hoặc ho khan, amidan viêm to, hạch cổ sưng có khi có bựa trắng như nước cháo phủ ngoài bề mặt.
Nếu để kéo dài từ 7 đến 10 ngày, bệnh viêm họng cấp có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản…
Nhiều trường hợp bị viêm họng là do vi khuẩn liên cầu nhóm A, do đó có thể gây ra viêm cầu thận thấp, thấp tim. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang mạn tính và tái phát nhiều lần.
Để phòng ngừa viêm họng cấp
Để phòng viêm họng cấp cần thực hiện các nguyên tắc sau:
– Ở nhiệt độ lạnh rất dễ mắc viêm họng cấp vì vậy, hàng ngày cần ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây. Nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió, khi tắm xong phải lau khô người trước khi mặc quần áo.
– Cần vệ sinh họng, miệng như đ.ánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối ấm hàng ngày.
– Tránh tiếp xúc quá gần người đang bị các bệnh viêm đường hô hấp trên, khi tiếp xúc cần mang khẩu trang y tế để dự phòng lây nhiễm.
– Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
– Bỏ t.huốc l.á và rượu bia, tránh ăn thức ăn muối, sống, lên men.
– Nâng cao mức sống để tăng sức đề kháng cơ thể, tạo môi trường trong sạch.
– Phòng hộ lao động tốt, chống bụi, chống nóng, vệ sinh răng miệng tốt.
– Điều trị tích cực các bệnh mũi xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm VA, bệnh mạn tính.
– Đối với trẻ nhỏ cần giữ ấm vùng hầu họng khi thời tiết trở lạnh, không để trẻ dầm mưa, chơi ngoài nắng, rửa tay thường xuyên với xà phòng, vệ sinh ăn uống, tạo môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát cho trẻ.
– Tiêm phòng cảm cúm cho trẻ để tạo miễn dịch chủ động bảo vệ khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh.
Khi bị viêm họng, cần đến ngay cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để kịp thời điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh diễn tiến vài ba ngày mới đi khám. Và nhất là không nên tự ý mua thuốc điều trị hay đến thầy lang, để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.