Căn bệnh nguy hiểm bắt đầu từ vết loét nhỏ

Sốt mò là bệnh có ổ dịch thiên nhiên, truyền ngẫu nhiên sang người khi bị ấu trùng mò đốt, thường bị nhầm lẫn với sốt xuất huyết hay sốt rét.

can benh nguy hiem bat dau tu vet loet nho 75c 7104042

Vết loét trên bệnh nhân bị sốt mò. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sốt mò là gây ra bởi tác nhân Orientia tsutsugamushi. Các loại ấu trùng mò này thường có các ký chủ trung gian là những loài động vật gặm nhấm, đặc biệt chủ yếu là loài chuột, các loài chim hoặc gia súc, gia cầm.

Bệnh thường tập trung chủ yếu ở các nước châu Á. Tại Việt Nam, căn bệnh này thường xảy ra khi thời tiết bước vào mùa mưa và nóng. Sốt mò thường phổ biến ở miền Bắc vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 và xuất hiện quanh năm ở miền Nam, đỉnh điểm vào mùa mưa.

Sốt mò có thể diễn ra ở mọi lứa t.uổi, nhưng tập trung chủ yếu ở người lao động ở các lĩnh vực như lâm nghiệp, nông nghiệp, bộ đội, khách tham quan du lịch hoặc người sống ở nơi ẩm thấp. Bệnh gặp chủ yếu ở vùng nông thôn rừng núi (80,5%), hiếm ở thành thị.

Do đều có triệu chứng sốt và nổi các vết đỏ, sốt mò thường bị nhầm với các bệnh do xoắn khuẩn, thương hàn, sốt xuất huyết và sốt rét. Tuy nhiên, các bệnh này đều không xuất hiện vết loét đặc trưng của sốt mò.

Khi bị sốt mò, người bệnh thường xuất hiện các vết loét hình bầu dục/tròn, đường kính 1 mm đến 2 cm. Những vết này thường xuất hiện ở vùng da mềm, ẩm như bộ phận s.inh d.ục, vùng hạ nang, h.ậu m.ôn, bẹn, nách, cổ… đôi khi ở vị trí khó phát hiện hơn như trong vành tai rốn, mi mắt.

Nốt loét không đau, không gây ngứa. Sau 4-5 ngày, vết loét vỡ ra thành một nốt có vẩy nâu nhạt hoặc sẫm.

Khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân có triệu chứng tiếng tim mờ, huyết áp thấp, mạch chậm so với nhiệt độ, c.hảy m.áu cam, viêm phế quản, viêm phổi không điển hình… Ngoài ra, bệnh sốt mò còn có thể ẩn và thể không điển hình, không có nốt loét.

Theo TS.BS Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện truyền nhiễm, Chủ nhiệm khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cách phòng bệnh sốt mò hiệu quả là không để ấu trùng mò cắn đốt lên cơ thể.

Mọi người có thể phát quang bụi rậm, diệt ổ dịch, bôi thuốc diệt côn trùng, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, giặt quần áo sau một lần sử dụng để hạn chế nơi trú ẩn của ấu trùng mò.

Ngoài ra, nếu sống trong những khu vực gần nhiều lùm cây, sông, suối, người dân cũng nên phun thuốc diệt côn trùng, vệ sinh sạch sẽ.

Đặc biệt, người bệnh không được tự ý điều trị bệnh tại nhà, không chủ quan. Những ai nghi ngờ mình mắc bệnh qua những triệu chứng trên nên đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Kiểm tra bàn chân mỗi ngày rất quan trọng để tìm vết loét, mụn nước, mẩn đỏ, vết chai hoặc bất kỳ vấn đề nào khác có thể xảy ra.

Hỏi:

Mẹ tôi bị tiểu đường 5 năm nay. Tôi nghe nói rất nhiều về biến chứng bàn chân, có thể phải tháo bỏ khớp nếu xảy ra tình trạng viêm nhiễm, hoại tử. Vậy làm sao để phòng biến chứng này, thưa bác sĩ?

Kim Thoa (Hà Nội)

tranh bien chung ban chan o nguoi mac tieu duong 0a6 7103889

Ảnh minh họa.

BS Nguyễn Ngọc Thiện, Phó trưởng Khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương trả lời:

Với người bệnh đái tháo đường, biến chứng loét chân là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi. Việc điều trị bàn chân đái tháo đường hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức chưa đúng đắn về mức độ nguy hiểm của bệnh. Đa số người bệnh chỉ đến khám khi bàn chân đã n.hiễm t.rùng nặng hoặc hoại tử lan rộng, khi đó việc cứu bàn chân trở nên vô cùng khó khăn.

Theo đó, để dự phòng biến chứng bệnh nhân cần lưu ý:

– Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và thuốc. Giữ lượng đường trong m.áu trong phạm vi khuyến cáo của bác sĩ.

– Chăm sóc bàn chân bằng cách rửa chân bằng nước ấm mỗi ngày, sau khi rửa xong cần dùng khăn lau khô, đặc biệt là các kẽ chân; Thoa kem dưỡng ẩm, chà vết chai chân, kiểm tra móng chân mỗi tuần một lần, lưu ý không cắt khóe để tránh gây tổn thương.

– Kiểm tra bàn chân mỗi ngày rất quan trọng để tìm vết loét, mụn nước, mẩn đỏ, vết chai hoặc bất kỳ vấn đề nào khác có thể xảy ra.

– Sử dụng giày hoặc dép kín mũi.

– Đi khám định kỳ: Trong mỗi lần kiểm tra đái tháo đường, người bệnh cũng nên khám chân kỹ lưỡng. Cứ 2-3 tháng, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe một lần, ngay cả khi không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *