Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục

Mùa đông, nhiều người gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày.

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tay chân lạnh

Nguyên nhân gây ra tình trạng chân tay lạnh nhất là vào mùa đông có rất nhiều nguyên nhân, đó là:

Thiếu sắt. Hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thậm chí nhiều người còn bị tê buốt hay châm chích khó chịu, đau đớn. Nếu không có đủ sắt trong m.áu, cơ thể sẽ chuyển oxy đến não và tim trước, đồng thời một số mao mạch hoặc dây thần kinh ngoại vi trên bề mặt cơ thể sẽ không có đủ oxy, dẫn đến lưu thông m.áu kém và chân tay lạnh.

tay chan bi lanh vao mua dong nguyen nhan va cach khac phuc 586 7103944

Mùa đông, nhiều người gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày.

Bệnh Lupus. Căn bệnh này có tác động nhất định tới các mạch m.áu nhỏ trong da của bàn tay và bàn chân. Điều này làm cản trở sự di chuyển m.áu bình thường. Kết quả là bàn tay, bàn chân bị lạnh.

Huyết áp thấp. Căng thẳng quá mức cũng là nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Cơ thể của người thường xuyên lo lắng có một phản ứng khá tự nhiên là sản xuất ra hormon adrenaline, làm giảm lưu lượng m.áu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bị tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.

Đái tháo đường. Người bị tiểu đường thường có lượng đường trong m.áu cao. Điều này khiến mạch bị thu hẹp, giảm lượng m.áu cung cấp đến các tế bào. Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như ngứa ran hoặc có cảm giác như bị kim châm, tê hoặc đau rát ở bàn chân và các ngón chân.

Cách khắc phục chứng chân tay lạnh vào mùa đông

Trong điều kiện lạnh giá thì việc giữ ấm bàn chân, bàn tay là quan trọng. Một số người có thể có bàn chân, bàn tay lạnh hơn bình thường mà không có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Việc cần làm duy nhất để bảo vệ chúng là giữ ấm.

Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông m.áu Bạn nên đi khám tổng quát để tìm nguyên nhân khiến bàn tay bị lạnh buốt trong mùa đông, để từ đó các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Ngâm chân tay vào nước ấm cùng với vài lát gừng tươi, thêm một chút muối và ngâm trong khoảng 20 phút, kết hợp với mát-xa chân tay sẽ giúp tăng cường tuần hoàn m.áu, giảm tình trạng lạnh tay chân.

Duy trì lối sống khoa học bằng việc tập thể dục đều đặn. Bổ sung vitamin B1, B2, B12 và những thực phẩm nhiều calo, chất béo, chất sắt để cung cấp nhiều năng lượng sẽ giúp sản sinh nhiệt lượng sưởi ấm cho cơ thể.

Cần đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh. Không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông m.áu trong cơ thể.

Bạn cũng không nên ngồi quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn m.áu của cơ thể bạn.
Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy.

Bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin để giúp tăng lượng hồng cầu trong m.áu và tăng cường sức đề kháng.

tay chan bi lanh vao mua dong nguyen nhan va cach khac phuc 2cb 7103944

Trong điều kiện lạnh giá thì việc giữ ấm bàn chân, bàn tay là quan trọng. Ảnh minh họa

Cách chữa bàn chân lạnh bằng thảo dược

Có khá nhiều cách chữa bàn chân lạnh bằng những thảo dược dễ kiếm, có sẵn trong nhà, điển hình như:

Ngải cứu chữa bàn chân lạnh. Lấy 30 – 50g ngải cứu tươi rửa sạch, đặt một nồi nước lên bếp cho sôi rồi cho ngải cứu vào nấu thêm 10 phút nữa sau đó pha thêm nước để nhiệt độ hạ xuống còn 40 độ C thì cho thêm nắm muối nhỏ vào khuấy đều, đợi hạ nhiệt rồi sau đó đem ngâm chân 15 – 20 phút.

Gừng tươi. Lấy 20 – 30g củ gừng tươi đ.ập dập và đun sôi với 1.5 lít nước. Lưu ý cần đậy nắp kín trong khoảng thời gian này để các khí ấm từ củ gừng không bị bay hơi. Sau đó thêm chút muối và pha thêm nước lạnh cho đến khi nhiệt độ chỉ còn khoảng 40 độ C thì cho chân vào ngâm đến khi nước không còn ấm nữa là dừng.

Cách chữa bàn chân lạnh bằng thủy liệu pháp đơn giản là lấy một chậu nước nóng và một chậu nước lạnh để ngâm chân luân phiên, mỗi chậu khoảng 10 – 15 phút sau đó lau khô chân rồi đi tất vào. Làm như vậy 1 lần/ngày.

Tốt nhất nên thực hiện cách này đều đặn hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để lưu thông m.áu được cải thiện nhờ đó mà chữa bàn chân lạnh hiệu quả. Bạn nhớ phải lau khô chân bằng khăn mềm.

Dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng, không khí vui chơi ngày lễ.

dau hieu canh bao ngo doc thuc pham 077 7096234

Đau bụng, tiêu chảy là những triệu chứng đầu tiên và nhẹ nhất của người bị ngộ độc thức ăn. Ảnh: Texas Med Clinic.

Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra, nhất là vào những dịp lễ, Tết. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết. Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, đây là những triệu chứng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết ai cũng cần biết.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn (trúng thực) là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, chứa các chất bảo quản, phụ gia… vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Nếu ngộ độc ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể hồi phục sau vài ngày. Trong trường hợp bị nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sau khoảng vài phút, vài giờ hoặc 1-2 ngày sau khi tiêu thụ thức ăn gây hại.

Các triệu chứng này ở mức độ nặng hay nhẹ, kéo dài trong thời gian bao lâu còn tùy vào các yếu tố bao gồm tác nhân gây ra, lượng thực phẩm được sử dụng và hệ miễn dịch của người bệnh.

Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm:

Đau bụng, tiêu chảy, chán ăn

Buồn nôn, nôn mửa

Trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện m.áu

Bị sốt

Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi

Đau đầu, choáng váng, chóng mặt

Ớn lạnh, rùng mình

Đau khớp và cơ

Đặc biệt, nếu ngộ độc thực phẩm đã ở tình trạng nặng, người bệnh còn có thể có những biểu hiện như:

Cảm thấy khát nước nhiều

Môi bị khô, mắt trũng, da nhăn nheo

Mạch nhanh, giọng nói yếu ớt

Tay chân lạnh

Liên tục bị nôn ói

Sốt cao kéo dài

Khi nhận thấy các triệu chứng ngộ độc thực phẩm báo hiệu tình trạng nặng này, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

dau hieu canh bao ngo doc thuc pham ab8 7096234

Người bị ngộ độc nên được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để kịp thời cấp cứu. Ảnh: Freepik.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe của người bệnh. Không chỉ vậy, nếu không may gặp phải tình trạng này vào một dịp đặc biệt như ngày lễ Tết, tâm trạng của cả người bệnh và người thân bị ảnh hưởng.

Do vậy, mọi người nên áp dụng một số cách phòng tránh ngộ độ thực phẩm sau đây:

– Lựa chọn thực phẩm an toàn

Mọi người nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không ôi thiu, kém chất lượng; chú ý lựa chọn địa điểm buôn bán thực phẩm an toàn, uy tín.

Bên cạnh đó, mọi người cũng không nên chọn những thực phẩm nghi ngờ nhiễm chất độc hóa học hoặc các loại thực phẩm chứa sẵn chất độc như nấm lạ (nấm không rõ tên, nguồn gốc và cách chế biến), khoai tây mọc mầm, cá nóc… Nếu muốn dùng, cần nắm kỹ cách sơ chế và chế biến đúng để loại bỏ chất độc.

– Bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép.

Thức ăn nấu chín chỉ nên sử dụng trong ngày, không nên để qua đêm và hâm lại nhiều lần.

Nếu phát hiện thức ăn đã có mùi vị lạ, thay đổi màu sắc và độ tươi ngon, mọi người nên bỏ đi, không cố ăn.

– Chế biến thức ăn

Mọi người nhớ rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.

Trước khi chế biến món ăn, các nguyên vật liệu cần được làm sạch kỹ càng. Dụng cụ nấu nướng, ăn uống càng phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh tiếp xúc với vi khuẩn.

– Đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết, người tiêu dùng nên nghiêm túc thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi.

Nếu ăn ở hàng quán, mọi người chỉ ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh trong chế biến, môi trường xung quanh thông thoáng, sạch sẽ. Nếu tự nấu ăn tại nhà, mọi người cần chế biến thức ăn đúng cách và hạn chế ăn món tái, món sống,… để tránh nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc.

Hiện nay, nguồn thực phẩm trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc nếu người tiêu dùng không có đủ kiến thức để lựa chọn được nguồn thực phẩm an toàn.

Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân ngộ độc thực phẩm thường tốn kém và khó khăn. Nhiều trường hợp phải cần đến hệ thống máy móc xét nghiệm mới có thể cho kết quả chẩn đoán chính xác.

Vì vậy, việc chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, cẩn trọng trong ăn uống, lựa chọn những sản phẩm an toàn, hợp vệ sinh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong những ngày Tết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *