Răng ố vàng, xỉn màu là tình trạng mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là lứa t.uổi ngoài 40.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến răng ố vàng?
Tình trạng răng ố vàng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, như thói quen vệ sinh răng miệng chưa kỹ, ăn nhiều đồ ngọt, uống trà, cà phê, hút t.huốc l.á… Ngoài ra, răng xỉn màu cũng có thể do các vấn đề về men răng, bệnh lý hoặc di truyền. Dưới đây là 10 nguyên nhân điển hình làm răng ố vàng, theo ThS. BS. Đậu Thị Kiều Trang, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện 19-8.
1. Mảng bám và cao răng làm răng ố vàng
Mảng bám trên răng là lớp nhầy do vi khuẩn, thức ăn thừa tích tụ trên răng không được làm sạch đúng cách. Theo thời gian, mảng bám sẽ kết hợp với khoáng chất (canxi, flour,…) trong nước bọt tạo thành cao răng và trở nên rất cứng.
Cao răng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ mà còn hấp thụ chất màu từ thức ăn, đồ uống hoặc nicotin từ t.huốc l.á, từ đó làm răng bị ố vàng. Bởi vậy, nếu không lấy cao răng và các mảng bám định kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
2. Ăn nhiều đồ ngọt và thực phẩm sẫm màu
Các món ăn với sốt tương cà, sốt cà ri hay quả mâm xôi có thể gây ra tình tặng răng ố vàng. Bởi các chất tạo màu hóa học được thêm vào hoặc màu tự nhiên của thực phẩm sẽ bám vào men răng, khiến bề mặt răng ngả vàng.
Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, kem que, sôcôla sẽ tích tụ vi khuẩn gây mảng bám và làm răng xỉn màu.
Các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, sôcôla sẽ tích tụ vi khuẩn gây mảng bám và làm răng xỉn màu.
3. Thường xuyên uống trà, cà phê
Tương tự như các món ăn sẫm màu, thói quen sử dụng đồ uống đậm màu, chứa axit hoặc đường có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của răng, gây ra tình trạng răng ố vàng và ảnh hưởng đến men răng. Có thể kể đến một số loại đồ uống làm răng xỉn màu như:
Cà phê: Màu từ cà phê sẽ bám vào men răng và gây ố vàng.
Trà và rượu vang đỏ: Trà và rượu vang đỏ có chứa tanin – là một chất làm răng vàng, đặc biệt là trà đen.
Các loại nước ngọt, nước giải khát: Đường trong nước ngọt, nước có gas sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, gây hại cho men răng và tạo điều kiện hình thành mảng bám.
Nước chanh và nước cốt chanh: Chất axit trong nước chanh sẽ làm mòn men răng, lộ ngà răng.
4. Hút t.huốc l.á lâu năm
Hút t.huốc l.á sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng, bao gồm viêm nha chu, viêm nướu và làm răng trở nên ố vàng nặng. Điều này là do trong t.huốc l.á có chứa chất nicotine tạo màu vàng và hình thành các vết ố nâu đen trên kẽ răng.
Ngoài ra, thói quen hút t.huốc l.á còn gây hại phổi, giảm cường độ m.áu c.hảy đến nướu, gây viêm nướu và mất men răng.
Hút t.huốc l.á sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng.
5. Vệ sinh răng miệng không kỹ
Thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng sơ sài, không kỹ lưỡng có thể làm mảng bám tích tụ trên bề mặt khiến răng ố vàng và thậm chí sâu răng. Theo đó, ThS. BS. Đậu Thị Kiều Trang cho biết những sai lầm mà nhiều người thường gặp trong việc vệ sinh răng miệng như:
Chải răng không đúng cách: Chải răng theo chiều ngang hoặc chảy qua loa, không chải kỹ các bề mặt của răng…
Chải răng quá nhanh: Để có hàm răng chắc khỏe, nên thực hiện đ.ánh răng kỹ trong khoảng 2 – 3 phút.
Chỉ đ.ánh răng 1 lần trong ngày: Mỗi ngày nên đ.ánh răng 2 lần để đảm bảo vệ sinh răng miệng.
Không vệ sinh răng miệng sau khi ăn: Sau khi ăn, nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảnh vụn thức ăn còn mắc lại giữa các kẽ răng. Không nên dùng tăm xỉa răng vì có thể gây mài mòn răng và dẫn đến c.hảy m.áu lợi.
Có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần mỗi ngày để giữ cho hơi thở thơm mát, làm sạch vụn thức ăn bám trên bề mặt răng và khoang miệng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh khoang miệng.
6. Do t.uổi tác
Theo thời gian, men răng sẽ mòn dần do lão hóa và để lộ lớp ngà răng có màu vàng, làm răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ố vàng. Hơn nữa, khi t.uổi cao đồng nghĩa thời gian tiếp xúc với thức ăn tạo màu và axit càng nhiều, sẽ hình thành cao răng và xảy ra hiện tượng mất men răng.
7. Vấn đề liên quan đến men răng
Răng ố vàng có thể là do lớp men răng của bạn mỏng, làm lộ phần ngà răng ra bên ngoài. Những người bị chấn thương gây sứt mẻ răng, lộ ngà răng cũng dẫn đến răng có màu vàng đậm hơn.
8. Do di truyền
Việc răng bị vàng ố đôi khi cũng do di truyền tính chất và cấu trúc của lớp men ngà, làm ảnh hưởng đến màu răng.
Nếu bố mẹ có màu răng vàng tự nhiên do men răng yếu thì khả năng con cái sẽ có răng vàng do gen di truyền. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách và kết hợp biện pháp làm trắng răng sẽ cải thiện được tình trạng răng vàng này.
9. Do vấn đề bệnh lý
Một số bệnh lý liên quan tới gan, thận có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thải độc và lọc m.áu kém dẫn đến răng bị ố vàng. Ngoài ra, người bị đau ốm lâu ngày sẽ bị tăng canxi hóa trong miệng dẫn đến xỉn màu răng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh tetracycline và doxycycline cho t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi và phụ nữ trong thai kỳ có thể làm đổi màu răng, khiến răng ngả vàng.
10. Nguyên nhân khác
Nguyên nhân khác như thói quen nghiến răng khi ngủ cũng có thể gây ra áp lực mạnh lên răng, gây nứt răng hoặc mòn men răng. Men răng là lớp chất khoáng bảo vệ bề mặt răng, khi bị mài mòn chúng sẽ làm lộ lớp ngà răng có màu vàng và dẫn đến tình trạng răng vàng.
Miệng có vị kim loại cảnh báo bệnh gì?
Nếu thường xuyên nếm thấy vị kim loại hay vị đồng xu cũ trong miệng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề sức khỏe.
Dưới đây là 4 nguyên do khiến bạn nếm thấy vị kim loại trong miệng, theo trang tin Insider.
1. Dùng quá liều vi chất tổng hợp
“Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến miệng cảm thấy có vị kim loại là do thừa vi chất” – tiến sĩ Lisa Lewis, một chuyên gia y tế gia đình tại Mỹ cho biết.
Cụ thể, bà Lewis giải thích khi dùng một số loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc giúp bổ sung các vi chất như sắt, crom, đồng, canxi, kẽm nhưng vượt quá ngưỡng hấp thụ thì cơ thể chúng ta sẽ bài tiết những chất thừa này qua nước bọt, từ đó gây ra vị kim loại trong miệng.
Khi dùng một số loại thuốc giúp bổ sung các vi chất như sắt, crom, đồng, canxi, nhưng vượt quá ngưỡng hấp thụ thì cơ thể sẽ bài tiết những chất thừa này qua nước bọt. Ảnh SHUTTERSTOCK
2. N.hiễm t.rùng nướu răng
“Nếu thường xuyên vệ sinh răng miệng qua loa thì khả năng bạn bị các bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu là rất lớn. Những bệnh này có thể để lại dư vị kim loại trong khoang miệng”, tiến sĩ Natasha Bhuyan – giám đốc y tế khu vực của tổ chức chăm sóc sức khỏe One Medical (trụ sở Mỹ), trả lời Insider.
Một số dấu hiệu phổ biến khác của bệnh n.hiễm t.rùng nướu răng là sưng nướu, c.hảy m.áu chân răng, hôi miệng.
3. Mang thai
Tiến sĩ Bhuyan cho hay phụ nữ khi đang mang thai cũng thường xuyên nếm thấy vị kim loại do thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng estrogen.
Nữ chuyên gia giải thích rằng sự gia tăng estrogen chính là nguyên nhân tác động đến các tế bào vị giác, khiến thai phụ thường nếm thấy vị khó chịu như kim loại và dẫn đến chứng biếng ăn, ốm nghén.
“Hiện tượng này sẽ phổ biến hơn trong 3 tháng đầu của thai kỳ và thường tự biến mất khi bà bầu bước vào tam cá nguyệt thứ hai”, bà Bhuyan nói thêm.
4. Sa sút trí tuệ
Tiến sĩ Lewis cho hay tổn thương dây thần kinh – nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ – cũng có thể làm thay đổi vị giác và khiến bệnh hay cảm thấy vị kim loại trong miệng.
Một số dấu hiệu phổ biến khác của chứng sa sút trí tuệ bao gồm: khó giao tiếp, mất tập trung thường xuyên, hay quên tên người thân hoặc bạn bè thân thiết, mất phương hướng, đi lạc thường xuyên…