GĐXH – Bệnh nhân có thói quen ngoáy tai mỗi ngày, thậm chí nhiều lần một ngày trong 10 năm liên tục. Bác sĩ cho rằng, đây chính là nguyên nhân gây bệnh.
Nữ sinh 15 tuổi hôn mê sâu ở trường do uống thuốc an thần
GĐXH – Bệnh viện Nhi đồng TP HCM vừa qua đã cấp cứu thành công một bệnh nhi 15 tuổi hôn mê sâu do ngộ độc thuốc an thần Rotundin.
Vốn là người ưa sạch sẽ và luôn quan tâm tới sức khỏe nhưng thời gian gần đây, ông Châu (50 tuổi, sống tại Quảng Châu, Trung Quốc) cảm thấy khó chịu và bị chảy dịch ở tai. Vì nghĩ do lúc tắm gội bị nước vào tai nên hàng ngày ông tích cực dùng tăm bông ngoáy.
Thời gian gần đây, cơn đau tai của ông ngày càng nặng, tai chảy mủ vàng và có mùi hôi nên ông đến viện khám. Sau khi khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận ông mắc phải một căn bệnh khá hiếm gặp, đó là ung thư biểu mô tế bào vảy ở ống tai ngoài bên trái.
Điều tra bệnh sử cho thấy bệnh nhân có thói quen ngoáy tai mỗi ngày, thậm chí nhiều lần một ngày trong 10 năm liên tục. Bác sĩ cho rằng, đây chính là nguyên nhân gây bệnh.
Ảnh minh họa
Vì sao không nên ngoáy tai thường xuyên
Theo chuyên gia y tế, da (tế bào chết) trong ống tai di chuyển rất chậm mỗi ngày, từ rốn nhĩ lan ra rìa màng nhĩ theo hình nan hoa. Sau đó da bong di chuyển dọc theo ống tai, mang cùng ráy tai và các chất cặn ra ngoài cửa tai nhờ cử động của các lông tai, cùng với cử động nhai của hàm. Đó là cơ chế làm sạch tự nhiên của tai.
Khi ngoáy tai bằng tăm bông, lớp lông mịn và chất bảo vệ cũng bị cuốn vào tăm bông nên ảnh hưởng đến việc đẩy ráy tai ra ngoài theo tự nhiên. Ráy tai sẽ ứ lại theo thời gian. Ráy tai nhiều có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau tai, ù tai. Nút ráy tai có thể gây giảm thính lực, chóng mặt…
Ngoài ra, động tác ngoáy tai thô bạo bằng tăm bông, móc tai kim loại hay móng tay có thể làm trầy xước da ống tai, làm tổn thương da ống tai và làm mất lớp bảo vệ tai, tạo cơ hội cho bụi bẩn, vi trùng, nấm vào trong tai, gây ngứa tai hoặc gây nhiễm trùng, nhiễm nấm tai.
Một số người có thói quen phải ngoáy tai sau khi tắm, là do ngoáy tai nhiều làm mất lớp lông tai và lớp bảo vệ tai nên không chống được nước vào tai và không đẩy được nước ra khỏi tai.
Ai có nguy cơ bị ung thư ống tai ngoài
Ống tai ngoài là cơ quan có vai trò tiết ra chất bã là ráy tai nhằm bảo vệ ống tai giữa và các cơ quan bên trong không bị nhiễm trùng. Chính vì vậy, khi virus và vi khuẩn xâm nhập, ống tai ngoài là cơ quan có nguy cơ bị tổn thương cao. Ung thư tai thường gặp ở lứa tuổi trung niên nhưng cũng gặp ở cả người trẻ và người già.
Theo thống kê, ung thư ống tai ngoài là một bệnh ít xảy ra, chiếm 10-15% các trường hợp ung thư ở tai. Theo nhiều nghiên cứu thì tỉ lệ mắc là 1/1000000. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân ung thư ống tai ngoài được chẩn đoán ở giai đoạn muộn do các triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với các bệnh như viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài, lúc này tiên lượng bệnh đã trở nên nặng nề.
Dấu hiệu nhận biết ung thư ống tai ngoài
Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công. Nhiều người sau khi tắm, bơi,…thường lấy tăm bông lau nhưng vô tình làm rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai điều này sẽ làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập.
Bệnh thường có hai loại là tai giữa và tai ngoài. Ung thư tai ngoài thường có nguồn gốc từ vành tai. Người bệnh tự phát hiện thấy một khối cứng, sần sùi ở vành tai, do thấy vướng, ngứa nên hay cho tay vào tai để gãi, cậy làm cho khối này rất dễ chảy máu.
Khối u tiến triển chậm trong giai đoạn đầu, chưa loét nhưng khi bắt đầu loét khối u phát triển rất nhanh, biến thành khối sùi lan khắp vành tai, xâm nhập vào ống tai ngoài rồi tiến vào tai giữa. Hệ thống hạch bạch huyết quanh tai, thậm chí cả hạch thuộc dãy cảnh ở cổ cũng bị ung thư tấn công.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh ở tai cần được khám sớm
Ảnh minh họa
Khi có các dấu hiệu sau, bạn cần đi khám: nhiễm trùng tai thường xuyên, kéo dài; mất thính giác; chóng mặt; vết loét hoặc vết sưng ở tai ngoài kéo dài. So với người lớn, trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai hơn.
Hầu hết các loại ung thư tai sẽ ảnh hưởng đến thính giác, có thể dẫn đến mất thính lực hoàn toàn. Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, khám sức khỏe và có thể yêu cầu xét nghiệm máu. Các xét nghiệm có thể bao gồm chụp MRI, CT hoặc sinh thiết (lấy một mẫu mô để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh ung thư).
Nếu bị ung thư tai, bệnh nhân có thể được kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị để điều trị. Phát hiện và điều trị kịp thời giúp tăng tỷ lệ sống sót.
Bất ngờ 5 loại rau mùa đông không ăn nhiều vào buổi tối vì gây khó ngủ tạo ‘gánh nặng’ cho đường tiêu hóa
GĐXH – Rau củ quả tươi đóng vai trò quan trọng vì chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ… vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giúp phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, có một số rau được khuyến cáo không ăn nhiều vào buổi tối.
Loại quả nên ăn trong ngày lạnh để tăng cường chức năng gan và kiểm soát đường huyết cho cả gia đình
GĐXH – Nhiều người thường nghĩ rằng quả su su không thực sự tốt với tất cả mọi người vì chúng có mủ rất độc. Tuy nhiên, không phải vậy, nhựa của nó là một thành phần quả bình thường, cũng giống như nhựa của quả dưa chuột vậy.
Bất ngờ 7 công dụng tuyệt vời của dâu tây, đây là 3 nhóm người được khuyến cáo cần cảnh giác khi ăn
GĐXH – Với những người mắc bệnh dạ dày, người bị cao huyết áp, người bị dị dứng… cần cảnh giác khi ăn dâu tây.